Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Tràn dịch tinh mạc là tình trạng tích tụ dịch quá nhiều ở trong bìu. Hầu hết các trường hợp tràn dịch tinh mạc có thể tự khỏi trong vài tháng đầu đời ở trẻ sơ sinh, do đó không cần điều trị. Nếu tình trạng này vẫn tồn tại kéo dài thì một phẫu thuật nhỏ là có thể giải quyết được vấn đề.
I-CẤU TẠO BÌNH THƯỜNG CỦA BÌU
Bình thường, lớp da bìu mềm mại và có nhiều nếp nhăn giúp trao đổi nhiệt tốt. Chúng ta có thể dễ dàng sờ nắn và cảm nhận được tinh hoàn bên dưới lớp da này.
Bao quanh tinh hoàn ngoài lớp da bìu và các mô nhão dưới da, thì còn có 1 lớp dịch tinh mạc. Lớp dịch này có tác dụng 'bôi trơn' để cho phép tinh hoàn di chuyển tự do bên trong, tránh các chèn ép trực tiếp. Lượng dịch tiết ra nếu dư thừa thường được hấp thu vào các tĩnh mạch trong bìu. Nếu mất cân bằng giữa lượng dịch tạo ra và lượng chất lỏng được hấp thu, sẽ dẫn đến sự tích tụ mà y khoa gọi là tràn dịch tinh mạc.
II - TRÀN DỊCH TINH MẠC BIỂU HIỆN RA SAO?
Tràn dịch tinh mạc có thể bị ở 1 bên hoặc cả 2 bên bìu. Hầu hết các trường hợp đều không gây đau đớn gì cho trẻ mà chỉ tạo cảm giác trằn nặng, vướng víu.
Hình 1: Tràn dịch tinh mạc và nghiệm pháp rọi đèn
Lớp dịch dày thường tập trung phía trước, thậm chí bao lấy tinh hoàn bên trong, khiến chúng ta không thể sờ thấy tinh hoàn. Do lớp dịch này trong suốt nên ánh sáng sẽ đi qua dễ dàng và chúng ta có thể dùng đèn pin để tự kiểm tra.
Ngoài ra nếu để ý kĩ chúng ta sẽ thấy có tình trạng mất nếp nhăn của da bìu khi khối tràn dịch lớn.
Siêu âm là phương tiện chẩn đoán tin cậy.
Hình 2: Hình ảnh siêu âm của tràn dịch tinh mạc
III – NGUYÊN NHÂN GÂY TRÀN DỊCH TINH MẠC?
Hầu hết các trường hợp tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ việc di chuyển của tinh hoàn trong giai đoạn mang thai và sự đóng kín của ống phúc tinh mạc. Do đó, nó có thể đi kèm với tình trạng thoát vị bẹn bìu ở trẻ.
Ngoài ra tràn dịch tinh mạc còn có thể xuất hiện sau viêm nhiễm và chấn thương vùng sinh dục ở trẻ lớn.
IV- ĐIỀU TRỊ RA SAO?
Tràn dịch tinh mạc thường cải thiện mà không cần bất kỳ điều trị nào trong năm đầu tiên của cuộc sống. Phẫu thuật thường chỉ được khuyến cáo nếu tình trạng này vẫn tồn tại sau 1-2 tuổi.
Hình 3: phẫu thuật điều trị tràn dịch tinh mạc
Nếu con của bạn cũng bị thoát vị bẹn thì điều này thường sẽ được can thiệp trong cùng một cuộc phẫu thuật.
Đây là một phẫu thuật nhỏ và được thực hiện trong ngày, do đó, thường không cần thiết ở lại qua đêm trong bệnh viện.
Không có ảnh hưởng lâu dài của tình trạng bệnh lý này. Tràn dịch tinh mạc không ảnh hưởng đến tinh hoàn (tinh hoàn) hoặc khả năng sinh sản của bé trong tương lai.
Khi có vấn đề nghi ngờ, bạn có thể cho bé đến khoa Nam Học bệnh viện Âu Cơ để được kiểm tra và can thiệp nếu cần.
Nguồn: ThS. BS. Dương Quang Huy – Nam Khoa Bv Âu Cơ
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm